Kỹ thuật

Hướng dẫn bảo dưỡng Bộ lọc khí máy nén khí

Hướng dẫn bảo dưỡng Bộ lọc khí máy nén khí

Hệ thống khí nén trong các nhà máy có vai trò rất quan trọng. Để đảm bảo cho hệ thống vận hành một cách liên tục, ổn định cho quá trình sản xuất, thì việc bảo dưỡng thường xuyên theo khuyến cáo của nhà sản xuất là điều kiện lý tưởng nhất. Tuy nhiên trên thực tế vì nhiều lý do khác nhau như: Chỗ đặt Máy nén khí, máy sấy khí có nhiều bụi bẩn, nhiệt độ phòng máy cao, đối lưu gió chưa được đảm bảo...dẫn đến làm giảm thời gian sử dụng của các phụ kiện của máy nén ( lọc gió, loc dầu, lọc tách dầu...). Mặt khác, việc bảo dưỡng (bảo trì) theo khuyến cáo của nhà sản xuất ở một số nhà máy chưa được đảm bảo và có sự sai lệch. Để kéo dài tuổi thọ của máy cũng như các linh phụ kiện máy nén khí và bảo đảm độ an toàn cho người vận hành Máy nén khí thì việc bảo dưỡng thường xuyên và đúng kỹ thuật hết sức quan trọng.
Bộ lọc đường ống hanshin

Bộ lọc đường ống hanshin

Bộ lọc đường ống hanshin
Rò Rỉ Dầu Ở Máy Nén Khí Hitachi: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục

Rò Rỉ Dầu Ở Máy Nén Khí Hitachi: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục

Máy nén khí là một thiết bị quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất đến xây dựng. Tuy nhiên, một vấn đề phổ biến mà nhiều người sử dụng máy nén khí gặp phải là rò rỉ dầu. Rò rỉ dầu không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất của máy mà còn gây ra những vấn đề nghiêm trọng về an toàn và môi trường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây ra rò rỉ dầu và các biện pháp khắc phục hiệu quả.
Khắc phục sự cố máy nén khí Hanshin dòng AL2

Khắc phục sự cố máy nén khí Hanshin dòng AL2

Lưu ý khi xử lí sự cố máy nén khí Hanshin dòng CDH2:1.Kiểm tra sự cố bằng cách xem trên màn hình hoặc đèn.2.Không tiếp tục chạy khi khi chưa khắc phục được sự cố.3.Khi gặp những vấn đề không rõ ràng hãy liên hệ cho công ty chúng tôi để được tư vấn.

9 Lưu ý khi thay thế linh kiện điện tử cho màn hình máy nén khí

Thứ tư - 02/01/2019 03:20

Trong quá trình sử dụng máy nén khí có những lỗi xảy ra tại màn hình điều khiển mà nguyên nhân chỉ hỏng hoặc cháy một số linh kiện điện tử, việc thay thế màn hình điều khiển máy nén khí là rất tốn kém. Do vậy, việc thay thế linh kiện bị hỏng và sử dụng lại màn hình là khả thi. Tuy nhiên cần thay thế linh kiện điện tử cho màn hình máy cần lưu ý một số vấn đề sau:

sua man hinh may nen khi, Sửa và thay thế linh kiện màn hình máy nén khí, lưu ý khi thay thế linh kiện điện tử máy nén khí, màn hình điều khiển máy nén khí, bảo dưỡng máy nén khí, thay thế linh kiện điện tử máy nén khíbao duong may nen khi, sua chua may nen khi, bảo dưỡng máy nén khí, sửa chữa máy nén khí, air compressor repair service, air compressor maintanece service
Sửa và thay thế linh kiện màn hình máy nén khí

 

I. Một số điều cần chú ý khi dùng linh kiện điện tử cho màn hình máy

Khi sử dụng linh kiện bán dẫn: lắp ráp, thay thế điốt , tranzito ,thyristo triac, IC.. ta phải theo đúng mã kí hiệu; nếu phải thay thế loại tương đương thì tra cứu ở sổ tay hoặc ở máy vi tính( có phần mềm) theo sự chỉ dẫn. Thông thường IC được bố trí theo một hàng chân hoặc hai hàng chân quy ước như sau: Khi IC có 1 hàng chân, nhìn từ mặt có ghi các chữ, số kí hiệu, ta đếm từ số 1 đến số cuối theo chiều từ trái sang phải.

Nếu IC có 2 hàng chân, căn cứ vào khuyến đánh dấu trên thân IC để đếm số thứ tự chân 1 đến chân n theo chiều ngược kim đồng hồ, tra trong sổ tay sẽ biết được cấu tạo phía trong.

 1. Trường hợp phải thay IC- thay thế linh kiện điện tử có các thông số tương đương nhưng khác chân, thì từ sơ đồ chân ta có thể câu dây vủa IC mới thay vào mạch sao cho đúng chức năng cũ của nó là được.

Với Tranzito, thyrito, triac cũng có thể thay thế loại gần đúng. Ví dụ: Thyrito EU402Apn 160 A  200V bị hỏng; theo sổ tay tra cứu có thể thay bóng bằng MCD40-04108 ở sổ tay tra cứu thyristo

 2 .Trong IC có nhiều chân, khi sử dụng các chân còn thừa không dùng đến đều nối với nhau; khi đó thấy các chân đang sử dụng đã bị hỏng, có thể tận dụng những chân còn thừa không dùng đến để thay thế rất tiện lợi. Giả sử chân 1-2-3 bị hỏng nếu chân 7-6-5 chưa dùng đến mà đo lại, còn tốt thì có thể thay vào được, bằng cách câu dây nối sang để sử dụng.

 3. Trong tất cả các chế độ làm việc không được để dòng điện và điện áp vượt quá định mức của từng linh kiện điện tử: điốt, tranzito, thyristo, IC…

 4. Các thiết bị, mảng mạch dùng tranzito, IC..khi cấp nguồn điện một chiều vào máy không những phải đúng điện áp mà còn phải đúng dây dương và âm. Vô ý để điện vào mạch ngược, lớp tiếp giáp bán dẫn bị đánh thủng sẽ làm hỏng linh kiện, hỏng máy.

 5. Khi đo tiếp giáp E-B của một số tranzito, nhất là loại cao tần, nên dùng thang đo ôm lớn, nguồn pin thấp ( 1,5V) để tránh lúc đo làm hỏng bóng. Khi tranzito đang được cấp điện, nếu đo giữa 2 cực C-B mà vô ý chạm vào nhau; hoặc khi đo IC dùng que đo không nhọn dễ bị trượt, gây chập 2 cực dẫn đến làm hỏng klinh kiện.

 6. Khi uống cong chân điốt hay tranzito, không được uốn sát chân dễ bị gãy, khi hàn bóng nên để mỏ hàn cách xa chân và có nhíp kẹp vào chân bóng, vừa giữ được chân, vừa tỏa nhiệt tốt, khỏi hại bóng.

 7. Tháo tranzito, IC ra khỏi mạch in thường dùng dụng cụ chuyên dùng để hút hết thiếc ở các chân rồi mới được rút các linh kiện này ra. Nếu không có dụng cụ hút thì lấy một đoạn dây đồng mềm còn sáng, không gỉ đặt lên các chân IC rồi dí mỏ hàn vào sợi dây súp đó để hút hết thiếc ở các chân, sau đó nhấc nhẹ IC ra.

Lắp tranzito hoặc IC vào mạch, phải xỏ hết chân linh kiện xuống lỗ trên tấm mạch in trước rồi mới dùng mũi nhọn của mỏ hàn để hàn từng chân cho chắc chắn, tránh làm chập các chân do thiếc hàn chảy lan ra

 8. Chỉ được sử dụng loại mỏ hàn chân ≤ 40W, đầu mỏ hàn phải nhọn và hàn nhanh trong vài giây

 9. Giới hạn nhiệt độ bên trong của linh kiện bán dẫn không vượt quá quy định: với điốt (silic) công suất là 150oC, thyristo 125oC,tranzito công suất 150oC đế 200oC, còn ở vỏ ngoài nhiệt độ phải thấp hơn.

Muốn sử dụng hết công suất ghi ở sổ tay, cần làm mát theo 3 cách tùy theo từng loại:

-Làm mát tự nhiên nhờ bắt chặt vào các cánh tản nhiệt kim loại (bằng nhôm hoặc bằng hợp kim đồng)

-Làm mát bằng quạt gió cưỡng bức

-Làm mát bằng chất lỏng, dầu hoặc chất dẻo đặc biệt. Khi lắp các linh kiện này phairm bảo đảm tiếp xúc chắc chắn giữa đế và độ tản nhiệt. Phải bố trí sao cho dễ tỏa nhiệt và không đặt gần các dụng cụ tỏa nhiệt khác.

Nếu làm mát bằng quạt gió thì phải lắp sao cho mặt các cánh tỏa nhiệt song song với hướng gió; thỉnh  thoảng thổi bụi, lau chùi sạch dầu bẩn… để tỏa nhiệt tốt. Quạt gió phải làm việc lên tục cùng với bóng.

-Nếu làm mát bằng dầu hoặc nước thì phải sạch sẽ, tuần hoàn tốt để không quá mức quy định; không được loại bỏ, cạo sạch nhựa dẫn nhiệt ở quanh đế.

Bài viết khác : Máy nén khí Swan dòng TSCatalog máy nén khí SwanƯu điểm máy nén khí Swan CS - WD

Tại Minh Phú việc bảo dưỡng và sửa chữa máy nén khí được tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của hãng, với đội ngũ kỹ thuật lâu năm và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa chữa bảo, dưỡng máy nén khí sẽ giúp cho quí khách hàng đảm bảo được sự tin cậy với thời gian đáp ứng nhanh, chất lượng sản phẩm tốt, giá cả cạnh tranh, thời gian bảo hành dài hạn. Khi quý khách có nhu cầu cần bảo trì, sửa chữa, cung cấp vật tư hay cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0919 23 28 26 để được giải đáp và hỗ trợ

màn hình điều khiển máy nén khí,9 Lưu ý khi thay thế linh kiện điện tử cho màn hình máy nén khí, sửa và thay thế linh kiện mà hình máy nén khí

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn