Máy nén khí Hanbell là một trong những thương hiệu được tin dùng nhờ khả năng hoạt động bền bỉ, ổn định và hiệu suất cao. Tuy nhiên, để đảm bảo máy nén khí hoạt động ở trạng thái tốt nhất, việc bảo dưỡng định kỳ là vô cùng quan trọng. Một kế hoạch bảo dưỡng hợp lý không chỉ giúp máy vận hành hiệu quả mà còn kéo dài tuổi thọ của thiết bị, giảm thiểu các rủi ro sự cố.
Kiểm tra định kỳ 6 tháng hoặc sau 3000 giờ hoạt động là một phần quan trọng trong bảo dưỡng máy nén khí Kobelco để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả và bền bỉ.
Lưu ý khi xử lí sự cố máy nén khí Hanshin dòng CDH2:1.Kiểm tra sự cố bằng cách xem trên màn hình hoặc đèn.2.Không tiếp tục chạy khi khi chưa khắc phục được sự cố.3.Khi gặp những vấn đề không rõ ràng hãy liên hệ cho công ty chúng tôi để được tư vấn.
Đại tu đầu nén máy nén khí Kobelco là việc thay thế các vòng bi của cụm nén và vòng bi của motor và các bộ phận bên trong như phớt, ca phớt… Đây là một quy trình quan trọng để duy trì hoạt động ổn định và hiệu suất cao của máy nén.
Kiểm tra bảo dưỡng Cảm biến áp suất-Công tắc áp suất máy nén khí
Thứ sáu - 19/03/2021 02:47
Cảm biến áp suất là gì?
Cảm biến áp suất sử dụng nguyên lý chuyển đổi tín hiệu áp suất sang tín hiệu điện dùng để đo áp suất.
Công tắc áp suất là gì?
Công tắc áp suất chuyển đổi tín hiệu áp suất thành hành động: sự đóng ngắt (ON/OFF)
Bảo dưỡng máy nén khi - Minh Phú: 0919.23.28.26
Tại sao máy nén khí cần lắp đặt cảm biến áp suất và công tắc áp suất?
Công tắc áp suất và cảm biến áp suất có cùng chức năng điều khiển vận hành máy nén khí trong một dải áp suất cho phép, khi đủ áp sẽ chuyển máy sang chế độ không tải.
Cảm biến áp suất thường dược dùng cho các dòng máy nén khí đời mới, trong khi các dòng máy nén khí cũ hơn lại sử dụng công tắc áp suất.
Cảm biến áp suất hay công tắc áp suất thường được đặt ở bị trí khí nén đi ra khỏi máy nén khí.
2. Các vấn đề thường gặp với cảm biến áp suất và công tắc áp suất
- Đối với công tắc áp suất
Công tắc áp suất loại 1
Vấn đề chính thường gặp ở công tắc áp suất là việc thay đổi giá trị cài đặt hoặc khả năng kết nối điện của công tắc bên trong không ổn định.
Theo thời gian, công tắc áp suất thường dễ bị hao mòn
Công tắc áp suất loại 2
- Đối với cảm biến áp suất máy nén khí
- Cảm biến áp suất thường thông báo tín hiệu sai đế bảng điều khiển, tệ hơn là ngừng gửi tín hiệu.
- Cảm biến áp suất còn có thể bị tắc và chỉ hiển thị tại một giá trị nhất định.
3. Kiểm tra, sửa chữa, thay thế cảm biển áp suất và công tắc áp suất máy nén khí
Công tắc áp suất máy nén khí
Một cách đơn giản để kiểm tra độ chính xác của công tắc áp suất là sử dụng áp kế.
Công tắc áp suất đóng mở liên tục, kiểm tra áp suất tại thời điểm lúc công tắc đóng và mở
Hãy cố gắng điều chỉnh công tắc áp suất trước khi thay thế chúng.
- Khi công tắc vẫn hoạt động bình thường nhưng không có kết nối điện là do kết nối lỏng lẻo. Kiểm tra lại bằng một ampe kế Chú ý: Công tắc áp suất thường mở với điện áp cao, hãy cẩn thận khi kiểm tra, ngắt nguồn điện khi thực hiện bảo dưỡng hoặc thay thế
Cảm biển áp suất máy nén khí
Bạn cần xác định được tín hiệu đầu ra của cảm biến áp suất là gì, nếu cảm biến từ 0-10V có 3 cực (cực âm, cực dương và tín hiệu). Tín hiệu được đo lường giữa tín hiệu dẫn và tín hiệu cực âm.
Dây dẫn cảm biến đi vào bộ điều khiển ở đâu thì sẽ đo lường điện áp ở đó qua dây dẫn. Nếu bạn tìm thấy tín hiệu 12V hoặc 24V thì đó là nguồn điện áp cung cấp cho cảm biến áp suất hoạt động. Muốn biết cảm biến có hoạt động hiệu quả hay không hãy quan sát giá trị tăng và giảm của áp suất. Nếu điều này diễn ra bình thường có nghĩa là cảm biến áp suất hoạt động hoàn toàn tốt.
Khi tìm mua cảm biến áp suất hay công tắc áp suất, khách hàng cần tìm hiểu rõ những thông tin như loại cảm biến, dòng máy ứng dụng, hãng sản xuất, giá thành và bảo hành,.. để chọn lựa sản phẩm phù hợp.
Sửa chữa máy nén khí - Thay thế cảm biến áp suất
Bảo dưỡng máy nén khí - Thay thế công tắc áp suất
Hy vọng với những kiến thức cơ bản về van áp suất tối thiểu Minh Phú chia sẻ, Chúng tôi tin tưởng rằng sẽ giúp người đọc phần nào hiểu rõ hơn về van áp suất tối thiểu. Để được tư vấn hỗ trợ về sản phẩm, dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa máy nén khí, khách hàng hãy liên hệ với Minh Phú qua ZALO-SĐT: 0919.23.28.26. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng.
Máy nén khí Kobelco là một trong những thương hiệu máy nén khí nổi tiếng của Nhật Bản, được sử dụng rộng rãi trên khắp cả nước. Việc bảo dưỡng máy nén khí Kobelco là một quá trình quan trọng để đảm bảo máy hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ. Dưới đây là lịch trình bảo dưỡng cơ bản cho máy nén khí Kobelco
Máy nén khí di động là dòng sản phẩm có thể di chuyển được, thích hợp và được ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành như xây dựng, hầm mỏ, cầu đường... Do điều kiện làm việc khắc nghiệt trong môi trường có nhiều bụi bẩn, để máy làm việc ổn định thì việc bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ là vấn đề hết sức quan trọng. Hiện nay ở việt nam phổ biến nhất là các dòng máy nén khí di động như : Airman và Komatsu (Nhật Bản), Keaser (Đức), Sullair (Mỹ), Bolaite (hãng Atlas copco), Loyalair (Đài loan), Khaison (Trung Quốc), Elgi (Ấn Độ)…
Máy nén khí trục vít dòng máy nén có dầu thường khí nén đầu ra sẽ chứa một lượng dầu nhỏ lẫn trong khí nén, dòng khí nén này được làm mát khi đi qua dàn giải nhiệt và trong máy sấy lạnh (đối với máy có tích hợp máy sấy) sẽ hình thành nước ngưng có chứa dầu. Tùy vào nhu cầu của người sử dụng mà một số dòng máy nén khí Atlas copco nhà sản xuất có lắp thêm bộ xử lý lượng dầu này gọi tắt là OSCi. OSCi là thiết bị xử lí nước ngưng được thiết kế để tách phần dầu ra khỏi nước ngưng và hấp thụ dầu vào trong lọc dầu thay thế, việc này giúp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. OSCi Nó có khả năng phá vỡ và hấp thụ các nhũ tương ổn định. OSCi không bị ảnh hưởng do bị va chạm hay rung động vì sử dụng loại lọc phổ biến cho tất cả các loại cống. Nước xả sẽ đáp ứng tất cả các yêu cầu của môi trường. OSCi được lắp bên trong vỏ máy nén.
Bơm hút chân không là một thiết bị chuyên dùng để loại bỏ các chất khí, chất lỏng, hơi nước ra khỏi một phạm vi không gian giới hạn, khép kín nhằm tạo ra một môi trường chân không hoặc gần chân không.
Lọc gió máy nén khí Kobelco là bộ phận nằm ngay cửa hút, có chức năng bảo vệ máy nén khí khỏi các tác động bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Để lọc gió hoạt động hiệu quả, cần thực hiện vệ sinh và thay thế theo định kỳ. Thông thường chúng ta cần vệ sinh lọc gió định kỳ theo tuần, theo tháng và nên thay thế lọc gió trong khoảng 2000 – 3000 giờ sử dụng. Nếu môi trường nhiều bụi bẩn thì nên thay lọc gió sớm hơn. Đối với dòng lọc gió OEM, không nên sử dụng lọc gió quá 6 tháng để đảm bảo sự vận hành của máy.