Kỹ thuật

Thay lọc gió máy nén khí Hitachi tại Hà Nam

Thay lọc gió máy nén khí Hitachi tại Hà Nam

Việc thay lọc gió cho máy nén khí Hitachi là một phần không thể thiếu trong công tác bảo trì và vận hành thiết bị. Lọc gió giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng không khí vào máy nén khí, từ đó ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và độ bền của thiết bị. Bài viết này sẽ đi sâu vào tầm quan trọng, quy trình thay thế và các lưu ý cần thiết để thực hiện công việc này một cách hiệu quả nhất.
Bảo dưỡng bộ lọc gió trong máy nén khí Kobelco

Bảo dưỡng bộ lọc gió trong máy nén khí Kobelco

Bộ lọc gió là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong máy nén khí Kobelco, có nhiệm vụ loại bỏ bụi bẩn và tạp chất từ không khí trước khi được nén. Việc bảo dưỡng bộ lọc gió máy nén khí Kobelco đúng cách không chỉ giúp cải thiện hiệu suất của máy nén mà còn kéo dài tuổi thọ của các bộ phận khác. Dưới đây là những lý do vì sao cần phải bảo dưỡng bộ lọc gió và cách thực hiện để đảm bảo máy nén khí luôn hoạt động tốt.
Các vấn đề thường gặp khi bảo dưỡng máy nén khí Hitachi

Các vấn đề thường gặp khi bảo dưỡng máy nén khí Hitachi

Máy nén khí Hitachi là một trong những thương hiệu nổi tiếng và được tin dùng rộng rãi trong ngành công nghiệp. Tuy nhiên, như bất kỳ thiết bị cơ khí nào khác, máy nén khí Hitachi cũng cần được bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ. Trong quá trình bảo dưỡng, có một số vấn đề thường gặp mà người sử dụng cần lưu ý. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề này và cách giải quyết chúng.
Thay dầu máy nén khí Hitachi tại Hà Nam

Thay dầu máy nén khí Hitachi tại Hà Nam

Việc thay dầu máy nén khí Hitachi là một trong những công đoạn quan trọng nhất trong quy trình bảo dưỡng. Dầu không chỉ có vai trò bôi trơn mà còn bảo vệ động cơ, làm mát và tăng cường hiệu suất hoạt động. Dưới đây là phân tích chi tiết về tầm quan trọng, quy trình thay dầu và một số lưu ý cần thiết.

Thiết kế và chức năng máy nén khí Kaeser

Thứ sáu - 08/11/2019 04:15

1. Tổng quan về máy nén khí Kaeser

1.1 Thân máy nén khí 

Thân máy nén khí Kaeser
Thân máy nén khí Kaeser

1. Cửa điều khiển cabin
2. Chốt
3. Tấm chắn di động .

Cabin phục vụ cho những chức năng khác nhau: 

  • Giam thanh

  • Bảo vệ các bộ phận bên trong

  • Điều tiết dòng khí làm mát

thiet ke va chuc nang may nen khi kaeserbao duong may nen khi, sua chua may nen khi, bảo dưỡng máy nén khí, sửa chữa máy nén khí, air compressor repair service, air compressor maintanece service
Bảng điều khiển máy nén khí Kaeser Sigma Control

Chỉ khi Cabin được đóng thì mới đảm bảo được vận hành an toàn. Tháo chốt bằng chìa khóa đi kèm với máy. Cửa có các bản lề để đóng mở, phải gỡ các thanh chắn

1.2 Chức năng từng bộ phận máy nén khí Kaeser

Bộ phận máy nén khí Kaeser
  1. Van cửa hút             6. Cabin điều hành

  2.  Van 1 chiều            7. Bể tách dầu

  3. Động cơ máy nén    8. Lọc gió

  4. Lọc dầu                   9. Dàn làm mát dầu/khí.

  5. Đầu nén

Nguyên lí hoạt động máy nén khí Kaeser

Không khí xung quanh được làm sạch khi nó đi qua bộ lọc (8)
Khí sau đó được nén qua đầu nén (5). Đầu nén được điều khiển bởi động cơ điện (3). Dầu làm mát sẽ được bơm vào đầu nén. Nó có tác dụng bôi trơn các bộ phận chuyển động và hình thành một cái phớt giữa các rô tô với nhau hoặc giữa chúng với các vỏ đầu nén. Hiệu ứng làm mát trực tiếp trong buồng máy nén sẽ đảm bảo nhiệt độ xả đầu nén thấp. Dầu làm mát sẽ được thu hồi từ khí nén trong bể tách dầu và sẽ tỏa nhiệt trong bộ làm mát dầu. Dầu sau đó sẽ chảy qua lọc và quay trở lại điểm bơm. Áp suất khí trong máy sẽ giúp dầu tuần hoàn. Van tiết lưu nhiệt với vao trò duy trì nhiệt độ dầu tối ưu là không cần thiết. Khí nén được giải phóng, lượng dầu trong bể tách chảy qua van áp suất tối thiểu / van kiểm tra vào dàn làm mát. Van áp suất tối thiểu / van kiểm tra luôn luôn có một lượng áp suất khí đủ để duy trì vòng tuần hoàn làm mát dầu. Bộ làm mát làm giảm nhiệt độ khí nén từ 5 đến 10 K so với nhiệt độ môi trường xung quanh. Hầu hết độ ẩm trong không khí đều bị làm khô trong bộ làm mát.

1.3 Cầu giao không có điện áp.

Công tắc không có điện thế được cung cấp để gửi thông báo. Thông báo về địa điểm, tải và loại tin nhắn sẽ được tìm thấy ở sơ đồ mạch điện.Nếu công tắc không có điện thế được kết nối với nguồn điện bên ngoài , chúng có thể bị mất điện ngay cả khi máy bị cách li với nguồn.

2. Các bộ phận lắp ráp bên ngoài máy nén khí

2.1 Giá đỡ máy.  (option H1)
Gía đỡ giúp máy gắn chặt vào sàn.
2.2 Thảm lọc khí làm mát  (Option K3)
Thảm lọc khí mát và giữ bề mặt dàn lọc sạch sẽ.

giàn tản nhiệt máy nén khí


2.3 Làm lạnh bằng nước(option K2)
Tấm trao đổi nhiệt không gỉ được sử dụng cho các máy làm mát bằng nước.Có một thùng chứa dầu bổ sung cho các mạch dầu. không cần thùng chứa dầu bổ sung khi máy được trang bị hệ thống hồi nhiệt(option /tùy chọn W1/W2/W3). 

dàn giải nhiệt bằng nước

 

  1. Dàn làm mát dầu

  2. Dàn làm mát khí nén

  3. Kết nối làm mát

  4. Kết nối làm mát

2.4 Hồi nhiệt
Trang bị ống nối. Hệ thống hồi nhiệt bên ngoài có thể được trang bị  bất kì lúc nào.
Hồi nhiệt trong  (option W2/W3)
Đĩa trao đổi nhiệt được lắp đặt để trao đổi nhiệt.

Hồi nhiệt máy nén khí

 

3. Trạng thái hoạt động và chế độ điều khiển máy nén khí

Trạng thái hoạt động .
Có 3 trạng thái hoạt động

  • LOAD: Van đầu vào đang mở. Đầu nén cung cấp khí nén cho toàn hệ thống máy nén khí. Động cơ ổ đĩa chạy dưới tải đầy đủ.

  • IDLING: Van đầu vào đóng. Van áp 1 chiều sẽ tách dầu ra khỏi hệ thống khí.Bể tách dầu được thông hơi.Một luồng khí nhỏ lưu thông qua đầu ty của van đầu vào, qua đầu nén và quay trở lại van đầu vào thông qua van thông hơi. Động cơ chạy không tải và rút lại ít dòng. 

  • STANDSTILL: Van cửa đầu vào bị đóng lại. Van áp suất tối thiểu/ van kiểm tra ngăn bộ tách dầu khỏi hệ thống khí. Bể tách dầu được thông. Động cơ dừng.

  • PARTIAL LOAD (Option C1): Bộ điều khiển tỉ lệ thay đổi liên tục với độ  mở của van đầu vào, do đó tốc độ phân phối của máy nén tỉ lệ thuận với nhu cầu khí. Đầu nén cung cấp khí nén cho hệ thống. Tải và tiêu thụ điện năng của động cơ tăng và giảm theo lượng khí vào hệ thống. Tải và tiêu thụ điện năng tăng và giảm theo nhu cầu khí.

3.1 Vận hành bảng điều khiển.
Sử dụng chế độ kiểm soát,  bảng điều khiển chuyển máy nén giữa các trạng thái để duy trì áp suất trên hệ thống giữa giá trị tối thiểu và tối đa.

3.2 Chế độ điều khiển máy nén khí Kaeser

Máy có sẵn những chế độ điều khiển sau :

  • DUAL

  • VARIO

  • QUADRO

 

DUAL
Trong chế độ điều khiển kép, máy nén được chuyển qua lại giữa đầy tải và không tải để duy trì áp suất hệ thống giữa các giá trị tối thiểu và tối đa đã được cài đặt sẵn. Khi đạt được áp suất tối đa, máy sẽ chuyển sang chế độ IDLING/tắt máy tạm thời. Khi thời gian cài đặt trước đã hết máy sẽ chuyển sang chế độ STANSTLL/dừng lại.
Cài đăt thời gian dừng máy càng ngắn thì động cơ càng dừng sớm và thường xuyên.
VARIO
Chế độ điều khiển VIRIO là phần mở rộng của chế độ DUAL. Khác nhau ở chỗ, đối với chế độ DUAL thời gian máy dừng tăng hoặc giảm tự động theo tần suất chuyển tăng hay giảm của mô tơ.
QUARO
Ở chế độ QUARO máy chuyển từ chế độ tải sang không tải trong thời gian nhu cầu khí tăng cao và trực tiếp từ chế độ tải sang chế độ dừng trong thời gian nhu cầu khí thấp.Chế độ này đỏi hỏi hai khoảng  thời gian  để cài đặt trước  là thời gian máy chạy và thời gian máy dừng
3.3 Điều khiển điều biến  (Option C)
Điều khiển điều biến là phần mở rộng của chế độ điều khiển kép. Hai chế đô khác nhau ở chỗ, trong chế độ điều khiển điều biến việc phân phát khí nén được thay đổi liên tục trong phạm vi điều khiển của máy.

  • Tăng nhu cầu khí

  • Máy vận hành giữa chế độ bán tải và tải.

  • Giảm nhu cầu khí

  • Máy nén khí vận hành giữa chế độ bán tải,  chạy không tải và dừng máy.

 

4. Thiết bị an toàn máy nén khí

Thiết bị an toàn dưới đây được cung cấp và có thể không được thay đổi.

  • Phím DỪNG KHẨN CẤP: phím dừng khẩn cấp dừng máy ngay lập tức. Động cơ vẫn còn hoạt động. Hệ thống áp suất được thông. 

  • Van giảm áp : Van giảm áp bảo vệ hệ thống khỏi áp suất vượt mức. Cái này do nhà máy cài đặt.

  • Vỏ và các nắp đậy ở các bộ phận truyền động và kết nối điện bảo vệ người sử dụng khỏi những va chạm bất ngờ.

5. Các phím và chỉ báo kiểm soát Sigma trên màn hình máy nén khí

Điều khiển máy nén khí Kaeser

                                                              

Các phím điều khiển máy nén khí Kaeser

Biểu tượng

Mục

Mô tả

Chức năng

1

1

ON(1)

+ Bật máy 
+Kích hoạt chế độ vận hành đã được lập trình.

 
1

2

OFF(0)

+  Tắt máy 

 
1




3

 Đồng hồ chế độ điều khiển.

+ Bật tắt đồng hồ.
+ Đèn led sáng khi máy đang dưới sự điều khiển cuả đồng hồ.

 
1

4

Chế độ vận hành :
Điều khiển từ xa.

+ Tắt hoặc bật điều khiển từ xa
+ Đèn led sáng khi máy đang dưới sự điều khiển cuả đồng hồ.

 
1

5

Chế độ vận hành :
LOAD/IDLE

Chuyển máy giữa tải và không tải.

 
1

6

Phím mũi tên

Kéo danh sách xuống
Giảm giá trị tham số.

 
1

7

Phím mũi tên

Kéo danh sách lên.
Tăng giá trị tham số.

 
1

8

Escape/ thoát

Quay trở lại danh sách menu cao hơn.
Thoát chế độ sửa mà không lưu.
Quay trở lại menu chính khi nhấn giữa ít nhất 10 giây. 

 
1

9


Phím trở lại/ vào/ lưu

Chỉ ảnh hưởng đến tin nhắn dong thứ 3 trên màn hình (12)
Quay trở lại menu phụ đã chọn.

1

10

Khóa sự kiện và thông tin.

Hiển thị bộ nhớ sự kiện.
Chọn từ mỗi menu 
Quay trở lại bằng phím ‘esc”

 
1

11

Phím cài đặt lại

 Thông báo xác nhận và cài đặt lại bộ nhớ sự kiện ( nếu được phép)

 

Tại Minh Phú việc bảo dưỡng và sửa chữa máy nén khí Kaeser được tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của hãng, với đội ngũ kỹ thuật lâu năm và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa chữa bảo, dưỡng máy nén khí sẽ giúp cho quí khách hàng đảm bảo được sự tin cậy với thời gian đáp ứng nhanh, chất lượng sản phẩm tốt, giá cả cạnh tranh, thời gian bảo hành dài hạn. Khi quý khách có nhu cầu cần bảo trì, sửa chữa, cung cấp vật tư hay cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0819 23 28 26 để được giải đáp và hỗ trợ.

Bảng điều khiển máy nén khí Kaeser Sigma Control, Sửa chữa máy nén khí Kaeser Sigma Control,

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết